Trường hợp người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới, và người không thọ phép quy-y Tam-bảo và cũng không thọ-trì ngũ-giới.
Ví dụ, nếu cả hai người này đều phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, cùng tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say thì người nào tạo ác-nghiệp nặng? Người nào tạo ác-nghiệp nhẹ?
Câu hỏi này tương tự câu hỏi của Đức-vua Milinda bạch hỏi Ngài Trưởng-lão Nāgasena. Đức-vua Milinda(2) bạch hỏi đại ý như sau:
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão Nāgasena, một người không hiểu biết về ác-nghiệp và một người hiểu biết về ác-nghiệp.
Nếu cả hai người đều tạo ác-nghiệp giống nhau thì người nào tạo ác-nghiệp nặng? Người nào tạo ác-nghiệp nhẹ? Bạch Ngài.
Ngài Trưởng-lão Nāgasena giải đáp rằng:
- Thưa Đại-vương, người không hiểu biết (ajānanto) về ác-nghiệp, và người hiểu biết về ác-nghiệp (jānanto) cùng nhau tạo ác-nghiệp giống nhau thì người không hiểu biết về ác-nghiệp tạo ác-nghiệp nặng, còn người hiểu biết về ác-nghiệp thì tạo ác-nghiệp nhẹ.
Nghe như vậy, Đức-vua Milinda bạch rằng:
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão Nāgasena, nếu như vậy, thì những vị quan, quân lính trong triều đình của con, người nào không hiểu biết pháp luật mà phạm pháp luật thì con phải hành phạt, trị tội nặng đối với người ấy có phải không? Bạch Ngài.
Ngài Trưởng-lão giải thích bằng ví dụ rằng:
- Thưa Đại-vương, Đại-vương hiểu thế nào về điều này:
Một thỏi sắt được nung cháy đỏ, một người không hiểu biết thỏi sắt nóng mà đưa tay đụng chạm vào thỏi sắt nóng ấy, và một người khác hiểu biết rõ thỏi sắt nóng ấy mà bất đắc dĩ phải đưa tay đụng chạm vào thỏi sắt nóng ấy.
Trong hai người đều đụng chạm vào thỏi sắt nóng ấy, người nào bị cháy phỏng nặng nhiều? Người nào bị cháy phỏng nhẹ?
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão Nāgasena, dĩ nhiên người không hiểu biết thỏi sắt nóng mà đưa tay đụng chạm vào thỏi sắt nóng ấy, thì chắc chắn phải bị cháy phỏng nặng nhiều. Còn người hiểu biết thỏi sắt nóng mà bất đắc dĩ phải đưa tay đụng chạm vào thỏi sắt nóng ấy, thì bị cháy phỏng nhẹ. Bạch Ngài.
- Thưa Đại-vương, cũng như vậy, người nào không hiểu biết về ác-nghiệp mà tạo ác-nghiệp, thì người ấy tạo ác-nghiệp nặng. Còn người nào hiểu biết về ác-nghiệp, mà bất đắc dĩ phải tạo ác-nghiệp, thì người ấy tạo ác-nghiệp nhẹ.
Dựa theo lời giải đáp của Ngài Trưởng-lão Nāgasena, nên hiểu rằng:
* Người cận-sự-nam đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới, và người bạn không thọ phép quy-y Tam-bảo và cũng không thọ-trì ngũ-giới cùng nhau phạm điều-giới uống rượu, bia đều tạo ác-nghiệp uống rượu, bia thì người không thọ phép quy-y Tam-bảo và cũng không thọ-trì ngũ-giới, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia nặng. Còn người đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới, rồi bất đắc dĩ phạm điều-giới ấy, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia nhẹ.
Nguyên nhân vì sao?
* Người không thọ phép quy-y Tam-bảo và cũng không thọ-trì ngũ-giới, vốn là người không có đức tin nơi Tam-bảo, không tin nghiệp và quả của nghiệp, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, khi họ phạm điều-giới uống rượu, bia với tham-tâm hoan-hỷ, nên tạo ác-nghiệp uống rượu, bia ấy, rồi họ không biết ăn năn hối lỗi, không biết tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say. Cho nên, người ấy tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say nặng hơn nhiều.
* Còn người cận-sự-nam đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới, vốn là người có đức-tin nơi Tam-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi. Song vì cả nể bạn cũ, hoặc vì phiền-não tham muốn xui khiến phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, với bạn, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say nhẹ hơn nhiều..
Bởi vì sau đó, cận-sự-nam biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết ăn năn sám hối, rồi tự nguyện xin thọ-trì ngũ-giới trở lại, trong đó có giới:
“Con xin thọ-trì điều-giới có tác ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.”
Sau khi thọ-trì ngũ-giới xong rồi, người cận-sự-nam ấy có ngũ-giới trở lại như trước.
Người cận-sự-nam ấy giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn để làm nền tảng cho mọi thiện-tâm phát sinh và phát triển.
Đó là tính ưu việt của cận-sự-nam, cận-sự-nữ, đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới..."
http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?module=mucluc&function=detail&id=416
Wednesday, 6 April 2016
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
...tôi yêu con chim cổ còn rướm máu đến trần gian phụng hiến cả tâm hồn... mai hết cuộc tôi xin về núi cũ giã từ ngày áo đỏ đèn xanh chẳng p...
-
Ai hay trong một tách trà Có hồ sen ngát mượt mà dâng hương Ai hay trong gió ngàn phương Đã mang hơi thở trùng dương xanh ngời Tay em cầm mả...
-
Cứ thế em tạo cho mình một khoảng cách, một vách ngăn vô hình với thế giới xung quanh em Trong khoảnh khắc ấy em biết mình đã có tình cảm đặ...
-
Câu chuyện 5: Anh mãi yêu em, Đậu Biếc ạ! Trà chanh tình yêu - Hôm ấy, trời nhiều mưa. Phố nằm phơi mình trong gió lạnh. Em băng qua màn mư...
-
Đã hơn một lần chị nghĩ đến việc li hôn và có lẽ chị cũng phải li hôn chứ chị không thể tiếp tục sống với người chồng lạnh lùng, vô tâm, ích...
-
Đây là thể loại game đấu thú online cho điện thoại được rất nhiều bạn trẻ yêu thích Game có cốt truyện, lỗi chơi tương tự như bộ phim hoạt...
-
Người ta khổ vì thương không phải cách Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi … . Em yêu anh theo cách r...
-
Bộ ảnh Cover Facebook quốc kỳ Việt Nam Góc trái tim xin gửi đến các bạn bộ ảnh Cover Facebook Quốc kỳ Việt Nam dành cho những ngày lễ lớn ...
-
Nếu muốn tân trang cho chiếc điện thoại của mình thêm nghộ nghĩnh, đáng yêu bằng những Hình nền tình yêu thì hay xem qua bài viết này Bộ h...
-
Những nỗ lực cuối cùng có thể để níu kéo một gia đình nhỏ đang tan vỡ. Nhưng em phải trả lại cho anh một thứ... Đó là trái tim anh, mạng sốn...
0 comments:
Post a Comment